“Khi người lớn cô đơn” họ thường làm gì? 

Vậy “Ai mang cô đơn đi?”

……………………………

Thân chào các bạn của tôi!

Hẳn bạn đã từng nghe bài hát “Khi người lớn cô đơn” rồi đúng không? Nếu chưa nghe, bạn có nghe lại bài hát ấy nhé, tôi nghĩ là rất hay đấy!

Lời bài hát cũng thể hiện những điều mà dường như ai trong chúng ta cũng có lúc phải đối mặt trong cuộc sống. Đôi lúc chúng ta cảm thấy cô đơn, trống trải ở một hoàn cảnh nào đó. Đó có thể là lúc bạn ở một mình, cũng có thể là nơi đông người nhưng tôi chắc chắn rằng ai trong số chúng ta cũng từng có lúc cảm thấy cô đơn như vậy. Đôi khi tự nhiên nỗi cô đơn, nỗi buồn chợt ùa tới, giống như kiểu “tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn” ấy. 

Vậy trong những lúc cô đơn bạn thường làm gì? Câu trả lời thường sẽ là đi chơi, đi nhậu với bạn bè, đọc sách, nghe nhạc, đi tập thể dục thể thao…Ngồi một mình làm gì cho càng cô đơn hơn, đúng hok?

Đó cũng là những cách tuyệt vời để giảm đi sự cô đơn, trống trải. Tuy nhiên, cũng chỉ qua một lúc nào đó mà thôi còn để trị dứt căn bệnh cô đơn này, trong bài hôm nay tôi muốn chia sẻ với các bạn mà tôi đối mặt và vượt qua nỗi cô đơn như thế nào?

Để giải quyết một vấn đề nào đó, mà ở đây vấn đề là “nỗi cô đơn” thì chúng ta cầ phải biết được nguyên nhân gây ra nó và sau đó sẽ từng bước đi giải quyết vấn đề đó. 

Theo tôi nguyên nhân quan trọng nhất gây ra sự cô đơn đó chính là “Bạn không tự trò chuyện với chính mình” hay nói cách khác là “không tự đối thoại”.

Nghe tới đây chắc một số bạn sẽ thắc mắc không hiểu tôi đang nói gì đúng không?  Không tự đối thoại nghĩa là sao ta? Từ từ rồi tôi sẽ giải thích cho các bạn thấy nhé. 

Có phải chúng ta cảm thấy cô đơn khi không ai trò chuyện, không ai ở bên cạnh mình đúng không? Khi cô đơn có phải bạn thường có xu hướng đi tìm một niềm vui nào đó từ bên ngoài? Đi tìm một ai đó để nói chuyện cho bớt cô đơn, đi tìm một thú vui nào đó để đỡ buồn… Vậy nếu như không có ai bên cạnh thì có phải bạn lại quay trở lại với nỗi cô đơn thường trực của mình? Bạn thấy đó, vấn đề không phải ở ngoại cảnh hay bất kỳ ai đó mang đến nỗi cô đơn cho chúng ta mà ở chính bản thân chúng ta. Đến chính mình còn không muốn nói chuyện, không muốn thấu hiểu chính mình thì cô đơn là đúng rùi 😀

Một nguyên nhân nữa đó chính là mạng xã hội. Thời gian trong ngày khi bạn dành quá nhiều cho các mạng xã hội thì bạn sẽ càng cảm thấy cô đơn hơn. Bởi khi lên mạng xã hội với những hình ảnh của những người thành công (ai lên mạng cũng khoe ra những điều tốt đẹp của mình cả chứ có ai khoe những điểm xấu của mình đâu). Bạn sẽ thấy đâu đâu cũng là người tài giỏi, thành công trong khi nhìn lại mình thì… chẳng làm được gì cả. Bạn sẽ so sánh mình với những người trên mạng xã hội. Mà càng so sánh nhiều thì bạn sẽ càng cảm thấy cô đơn. Khi bạn buồn bạn tìm tới những niềm vui trong phút chốc nhưng khi cuộc vui đi qua bỏ mặc lại bạn một mình thì đó là lúc bạn sẽ càng cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết. 

Khi hiểu được nguyên nhân rồi, tôi sẽ gợi ý cho bạn giải pháp mà tôi đã áp dụng và đã vượt qua được những nỗi cô đơn của mình. Cách này tôi học được từ một cuốn sách tôi đã đọc ở đâu đó mà đến tận bây giờ tôi cũng ko còn nhớ tên nữa. Các bậc vĩ nhân từ xưa tới nay mỗi khi họ cần suy nghĩ cách để giải quyết được các việc hệ trọng hoặc tìm tới sự sáng tạo nào đó. Họ thường ở một mình trong bóng tối với một ngọn đèn trên chiếc bàn làm việc. Trên chiếc bàn đó chỉ đặt 1 tờ giấy và 1 cây bút viết. Họ sẽ ngồi đó hàng giờ đồng hồ để viết ra giấy tất cả những dòng suy nghĩ léo lên trong đầu họ. Cứ thế họ viết ra những suy nghĩ, những vấn đề đang gặp phải và suy ngẫm để tìm ra cách giải quyết chúng. 

Chính chúng ta cũng có thể áp dụng điều này để giải quyết vấn đề cô đơn đang gặp phải. Bởi khi viết ra giấy chúng ta sẽ cảm thấy rõ ràng hơn bao giờ hết về ván đề mà chúng ta đang phải đối mặt, mà nếu không viết ra chỉ nghĩ trong đầu thì lúc nào cũng thấy mơ màng. Ví dụ, khi tôi cảm thấy cô đơn tôi sẽ không giấu diếm cảm xúc của mình mà tôi sẽ ngồi và viết ra “tôi đang cảm thấy cô đơn vì chẳng có ai bên cạnh tôi cả”. Khi viết ra như vậy, tôi cảm thấy vấn đề dường như đã được giải quyết? Bởi tôi tự cảm nhận và tự thấy là không có ai bên cạnh tôi, tôi đang ở một mình nên tôi sẽ cần làm bạn và trò chuyện với chính mình. Khi tự trò chuyện, tự đối thoại, tự giải quyết các vấn đề của mình thì cũng là lúc bạn quên mất là mình đang cô đơn. Bởi suy nghĩ của bạn còn đang hướng tới giải quyết các vấn đề của mình. 

Khi bạn dành nhiều thời gian tự đối thoại với chính mình, thời gian đó bạn sẽ không thể lên mạng xã hội để chát nhiều hay làm những việc vô bổ nữa. Thời gian của bạn đang dành cho chính mình. Và càng rèn luyện nhiều đến 1 lúc nào đó, khi bạn ở một mình 1 ngày, 1 tháng hay 1 năm bạn cũng sẽ không cảm thấy cô đơn bởi bạn biết ít nhất có một người luôn ở bên bạn, trò chuyện mỗi ngày. Vậy “Ai mang cô đơn đi”, không ai khác  – ĐÓ LÀ CHÍNH BẠN.

Những người bạn của tôi ơi! Cô đơn không đơn giản là một vấn đề mà nó có thể trở thành 1 căn bệnh nếu chúng ta không giải quyết chúng. Đặc biệt khi mà cuộc sống càng xô bồ, càng diễn ra một cách vội vã thì người ta càng cảm thấy cô đơn. Và nếu không biết cách để vượt qua điều đó, có thể tới một lúc nào đó càng tích tụ lâu ngày mà không được giải tỏa sẽ khiến bạn trở lên ngột ngạt, bức bối và rơi vào cái mớ bòng bong mà không có lối thoát. 

Hiểu được nguyên nhân gốc rễ của sự cô đơn và vượt qua nó chính là điều tôi muốn chia sẻ với các bạn ngày hôm nay. 

Hi vọng, một chút kinh nghiệm nhỏ này của tôi có thể giúp bạn vượt qua được những lúc thấy cô đơn, trống trải trong cuộc sống này.